1 - CPU (BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM)
ZBrush là chương trình đa luồng, mặc dù đây là một chương trình nhẹ đến mức thực sự không phù hợp với các bộ xử lý có số nhân thực cao như Threadripper Pro của AMD. Các tùy chọn CPU có tốc độ xung nhịp cao và có nhiều hơn 16 nhân thực như Ryzen 9 9950X của AMD hoặc hầu hết mọi chip Core i7/i9 Hoặc Core Ultra 7 / Ultra 9 của Intel đều hoàn hảo cho ZBrush.

Tôi có thể sử dụng Laptop cho ZBrush không?
Có, mặc dù CPU Laptop cao cấp nhất cũng sẽ chậm hơn một chút so với máy tính để bàn có phần cứng tương tự. Tuy nhiên nếu vì một số yêu cầu về nhỏ gọn hoặc cần khả năng di chuyển liên tục thì đây cũng là một sự lựa chọn ổn, đánh đổi là bạn sẽ phải bỏ ra chi phí nhiều hơn và hiệu năng mang lại thì thấp hơn so với máy để bàn. Đây nên là sự lựa chọn cho những bạn cần phải di chuyển nhiều và không còn lựa chọn nào khác ngoài Laptop.
2 - GPU (CARD ĐỒ HỌA)
Bạn hoàn toàn đúng khi nói rằng ZBrush là phần mềm dựa trên CPU, chứ không phải GPU như nhiều phần mềm 3D khác. Điều này dẫn đến việc lựa chọn GPU khi build máy cho ZBrush sẽ không cần quá “nặng đô”. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng ZBrush kết hợp với các phần mềm khác như Blender, Substance Painter, Cinema 4D… thì việc đầu tư vào GPU lại trở nên quan trọng hơn.

Loại card màn hình (GPU) nào tốt nhất cho ZBrush?
ZBrush và người anh em khác của nó là ZBrushCore đều là những ứng dụng dựa trên CPU. Do đó, không có yêu cầu quá nặng về hiệu năng card màn hình như nhiều ứng dụng tạo mô hình 3D khác – và chắc chắn không cần card “chuyên nghiệp” đắt tiền. GPU tầm trung như RTX 5060 Ti của NVIDIA đã là quá dư giả cho ZBrush, nhưng nếu bạn cần sử dụng thêm bất kỳ ứng dụng nào khác song song để bổ trợ lúc này bạn sẽ cần GPU đáp ứng được thêm các chương trình chạy thêm nay. ZBrush thường được sử dụng song song với các chương trình 3D khác như Cinema 4D hoặc Blender, những chương trình này lại được buff rất nhiều sức mạnh nếu bạn sử dụng những GPU mạnh.
3 - RAM (BỘ NHỚ TẠM)
Có thể chạy được phần mềm và xử lý các project đơn giản, ít chi tiết. Tuy nhiên, sẽ rất dễ gặp hiện tượng giật lag khi chia subdivision lên cao hoặc xử lý nhiều subtool.

ZBrush cần bao nhiêu bộ nhớ (RAM)?
Không giống như nhiều chương trình 3D khác, trong đó VRAM của card đồ họa là thứ giới hạn số lượng đa giác ( Polygons ) của mô hình có thể đạt được, RAM chính là thứ mà ZBrush sử dụng. Tuy nhiên, ZBrush được tối ưu hóa tốt nên ngay cả những project có hàng chục triệu đa giác ( trên 10 triệu polygons) cũng có thể chạy với chỉ 16GB RAM. Tuy nhiên, tất cả các bạn khi làm việc đâu chỉ mở mỗi 1 phần mềm mà sẽ có rất nhiều phần mềm chạy cùng để hỗ trợ và cũng không chỉ sử dụng mỗi ZBrush nên 32GB là lựa chọn an toàn hơn nhiều, và bạn phải cân nhắc yêu cầu về ram dựa trên quy mô làm việc của bạn ở các chương trình khác mà chúng tôi có phân tích trên website của PC79 từ đó sẽ lựa chọn được dung lượng RAM phù hợp cho hệ thống máy tính của mình.
SUGGEST SYSTEM :
INTEL SYSTEM :
CPU : Intel Core I5-14600K trở lên
MAINBOARD : B760M hoặc Z790 D4 hoặc D5
RAM : 32GB D4 hoặc D5 trở lên tốt nhất nên là 64GB
VGA : RTX 3060 12GB trở lên hoặc các dòng Series 5000
AMD SYSTEM :
CPU : AMD Ryzen 7 9700X trở lên
MAINBOARD : B650 hoặc X870
RAM : 32GB D4 hoặc D5 trở lên tốt nhất nên là 64GB
VGA : RTX 3060 12GB trở lên hoặc các dòng Series 5000
HI-END ZBRUSH :
CPU : Intel Core I9-14900K / Ultra 9-285K
MAINBOARD : Z790 / Z890 D5
RAM : 64GB D5
VGA : RTX 5060Ti 16GB trở lên.