VFX, viết tắt của Visual Effects (Hiệu ứng hình ảnh), là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, quảng cáo và trò chơi điện tử hiện đại. VFX cho phép các nhà làm phim và nhà sản xuất sáng tạo ra những hình ảnh và cảnh quay không thể thực hiện được trong thực tế, hoặc nâng cao tính chân thực và ấn tượng của những cảnh quay hiện có.
VFX là gì?
VFX – Visual Effect – là quá trình tạo ra hoặc biến đổi hình ảnh bằng kỹ thuật số so với cảnh quay thật trên phim trường, có thể gọi nôm na là kỹ xảo – hiệu ứng hình ảnh, bằng cách sử dụng các phần mềm đồ họa và công nghệ máy tính hiện đại. Mục tiêu của VFX là tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, những sinh vật huyền ảo, những môi trường giả lập, hoặc đơn giản là chỉnh sửa và nâng cao chất lượng hình ảnh, để phác họa những ý tưởng khoa học viễn tưởng, tiết kiệm chi phí hay nâng cao sự an toàn đối với diễn viên so với cách quay phim trực tiếp sử dụng hiệu ứng truyền thống. Cụ thể, các nhà làm phim sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) gồm cả phương pháp Previs trong tiến trình sản xuất VFX để tạo lập hình ảnh và hiệu ứng trên nền cảnh quay bằng phông xanh và còn hơn thế nữa.
Về cách phân biệt, hiệu ứng hình ảnh (VFX) khác với hiệu ứng đặc biệt (SFX) ở điểm đó là hiệu ứng hình ảnh VFX được tạo lập trên máy tính và được thêm vào sau khi hoàn thành việc quay phim, còn các hiệu ứng SFX được thực hiện đa số trực tiếp trên phim trường – đơn cử như hiệu ứng cháy nổ có sử dụng thuốc nổ thật tại phim trường hay vết thương do súng giả, vân vân. Ví dụ cụ thể về VFX bạn có thể hình dung đó là cảnh những con rồng bay qua bầu trời trong phim Trò Chơi Vương Quyền (Game of Thrones) hoặc cảnh dịch chuyển cổng không gian của Dr.Strange trong loạt phim siêu anh hùng của Marvel.
Các công việc trong lĩnh vực VFX:
- VFX Supervisor (Giám sát hiệu ứng hình ảnh): Người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình VFX.
- Concept Artist (Nghệ sĩ thiết kế ý tưởng): Người tạo ra các bản vẽ phác thảo ý tưởng về hiệu ứng hình ảnh.
- Modeling Artist (Nghệ sĩ mô hình 3D): Người tạo ra các mô hình 3D của nhân vật, vật thể và môi trường.
- Animation Artist (Nghệ sĩ diễn hoạt): Người tạo ra các chuyển động cho các mô hình 3D.
- Compositing Artist (Nghệ sĩ tổng hợp): Người kết hợp các lớp hình ảnh để tạo ra cảnh quay cuối cùng.
Quy trình làm việc VFX:
- Tiền kỳ (Pre-production): Lên ý tưởng, thiết kế và lập kế hoạch.
- Sản xuất (Production): Thu thập dữ liệu và quay phim.
- Hậu kỳ (Post-production): Tạo ra và tổng hợp các hiệu ứng hình ảnh.
Các phần mềm VFX phổ biến hiện nay
Dưới đây, PC79 Store tổng hợp cho bạn một số công cụ phần mềm dùng để thiết lập VFX được sử dụng phổ biến trong điện ảnh và game.
Adobe After Effects
New ParagraphAdobe After Effect (AE) là một trong những sản phẩm của công ty phần mềm đồ họa Adobe, đây được xem là phần mềm xử lý, dựng và thiết kế hiệu ứng cho video chuyên nghiệp. Cũng giống như cái tên, After Effect phục vụ cho quá trình hậu kỳ sau khâu ghi hình để giúp tạo nên những hiệu ứng thu hút người xem trong một bộ phim, video.
Autodesk Maya
Autodesk Maya, thường được gọi tắt là Maya, là một phần mềm đồ họa 3D được dùng để tạo ra các ứng dụng tương tác 3D bao gồm trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyền hình và kỹ xảo hình ảnh.
3Ds Max
3Ds Max là một phần mềm vẽ và diễn hoạt 3D. 3Ds Max có khả năng dựng mô hình rất mạnh mẽ, đi cùng với một tập hợp các mô đun phần mềm ghép thêm vào phù hợp cho người dùng thiết kế những khung cảnh mà trong đó ánh sáng, hiệu ứng bóng, hiệu ứng mưa, sương mù, phản chiếu, khói, lửa, cháy nổ… được tạo lập theo ý muốn và xuất ra dưới các định dạng như là phim, ảnh, mô hình ảo…
Houdini
Houdini là một phần mềm nổi tiếng về thiết kế 3D và tạo hiệu ứng cho phim ảnh. Một số hãng/studio phim nổi tiếng sử dụng phần mềm Houdini để tạo ra các hiệu ứng VFX đặc biệt, phức tạp đó là:
- Sony Pictures
- Imagework
- The Mill
- Method Studios
- ILM
- Frame Store
- Double Negative
Nuke
Nuke là một phần mềm chuyên dụng để tạo lập VFX cho phim ảnh và video. Không quá ngạc nhiên về độ phổ biến của Nuke khi phần mềm này được sử dụng trong hàng loạt bộ phim bom tấn của Hollywood như: Vệ Binh Dải Ngân Hà (Guardians of the Galaxy), Đấu Trường Sinh Tử: Húng Nhại (The Hunger Games: Mockingjay) ,Đại Gia Gatsby (The Great Gatsby)…Bên cạnh đó, trong các bộ phim không cần nhiều đến kỹ xảo như Không Khuất Phục (Unbroken), Thuyết Vạn Vật (The Theory of Everything)… vẫn có sự góp mặt của Nuke chứng tỏ đây là một công cụ phần mềm kỹ xảo không nên bỏ qua.
Tại sao VFX lại quan trọng?
VFX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những bộ phim, video và quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng. Nhờ có VFX, các nhà làm phim có thể:
- Tạo ra những thế giới và câu chuyện không giới hạn.
- Nâng cao tính chân thực và kịch tính của các cảnh quay.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tạo ra các hiệu ứng thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống.
Vai trò của công nghệ và máy tính trong VFX:
Để đạt được những thành tựu trong nền kỹ xảo điện ảnh và game hiện nay, sự phát triển của VFX phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của công nghệ máy tính. Những giả lập mô hình, hiệu ứng hình ảnh… luôn phải đòi hỏi đoàn viên cần những trang thiết bị hiện đại và mạnh mẽ nhất, để có thể đảm nhận những tác vụ nặng nề.
- Sức mạnh xử lý của máy tính cho phép xử lý đồ họa 3D phức tạp, mô phỏng vật lý và xử lý dữ liệu lớn.
- Công nghệ phần mềm cung cấp các công cụ mạnh mẽ để tạo ra và chỉnh sửa hiệu ứng hình ảnh.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ ghi hình chuyển động (Motion Capture) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong VFX.
Đối với các VFX Artist cá nhân, trang bị một bộ PC Đồ Họa chuyên biệt cho Dựng phim nói chung và VFX nói riêng cần những kiến thức về phần cứng phù hợp. Bạn có thể tham khảo các cấu hình PC Đồ Họa 3D tại PC79 Store hoặc liên hệ đội ngũ tư vấn để được hỗ trợ nhé!
Kết luận:
VFX là một lĩnh vực đầy sáng tạo và không ngừng phát triển. Với sự hỗ trợ của công nghệ và máy tính hiện đại, VFX đang mở ra những khả năng mới cho ngành công nghiệp giải trí và truyền thông.