1 - CPU (BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM)
Bộ xử lý (hoặc CPU) là một trong những phần quan trọng nhất của một PC Virtual Production. Mặc dù hiệu năng của GPU đang tăng lên, nhưng hiện tại lựa chọn CPU của bạn thường sẽ tạo ra tác động lớn hơn nhiều đến hiệu năng tổng thể của hệ thống. Tuy nhiên, cách Virtual Production sử dụng CPU có nghĩa là rất khó để chắc chắn về cách một bộ xử lý nhất định sẽ hoạt động như thế nào nếu chỉ nhìn vào xung nhịp và số nhân – đó chính là lý do tại sao PC79 thực hiện thử nghiệm trên nhiều loại phần cứng.

Bộ xử lý trung tâm CPU là một trong những linh kiện quan trọng nhất và có thể nói nó là thành phần quyết định chính đến những bộ máy dùng Unreal Engine để làm Virtual Production.Nó sẽ xử lý gần như tất các các tác vụ liên quan tới compiling shaders,code,blueprints cũng như light baking ( Đây là một công nghệ có mặt trong rất nhiều phần mềm cho phép bạn có thể tạo hiệu ứng ánh sáng một cách chân thực nhất, từ ánh sáng góc như thế nào đổ bóng ra sao, sẽ đều được tính toán trước, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian render cũng như thời gian làm việc ) .Hiện nay công nghệ này đã được phát triển trên GPU rất nhiều và cho ra hiệu năng vượt trội hơn, nhưng một số hiệu ứng nhẹ vẫn có thể sử dụng trên CPU nếu bạn có GPU quá yếu hoặc đơn giản là kết hợp cả 2 để mang lại hiệu năng vượt trội nhất.
CPU nào là tốt nhất cho Virtual Production ?
Hiện tại CPU mạnh và nhanh nhất về tác vụ Virtual trong Unreal Engine chính là AMD THREADRIPPER 7980X. Gần như tất cả các tác vụ Development trong Unreal Engine như Compiling shader và Baking lighting đều là tác vụ đa nhân, đa luồng nên sẽ hoạt động và cho ra hiệu năng tốt nhất trên những CPU có nhiều nhân thực. Không chỉ có vậy các bạn sử dụng nhiều phần mềm cao cấp hoặc sử dụng nhiều tác vụ mô phỏng phức tạp sẽ càng được hưởng lợi từ hỗ trợ quad-channel ram trên hệ thống Threadripper này.
Tuy nhiên với những bạn mới bắt đầu làm việc với Virtual Production cũng như chưa đủ kinh tế và khả năng để lựa chọn threadripper hoặc đơn giản là công việc của bạn chưa cần tới mức của threadripper thì có thể lựa chọn những con CPU với giá thành rẻ hơn như Core Ultra 9-285K hoặc AMD Ryzen 9 9950X.Những con CPU này cung cấp số nhân thực tương đối cao với xung nhịp cao giúp các bạn có thể làm Modeling 3D hoặc làm việc với các dữ liệu motion capture.
CPU nhiều nhân thực có giúp ích gì cho Virtual Production ?
Như đã đề cập ở trên thì CPU có nhiều nhân thực sẽ giúp cho các tác vụ về compiling shaders hay light baking trở nên nhanh hơn, điều này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian khi chỉnh sửa các sence kế tiếp để tiếp tục có thể hiển thị lên màn hình LED để quay phim được nhanh hơn và sẽ không lãng phí thời gian để chuyển đổi cảnh quay background .
CPU AMD hay INTEL sẽ làm việc tốt hơn trong Virtual Production ?
Hiện tại PC79 đánh giá AMD nhỉnh hơn Intel vì nó có số lượng nhân thực cao hơn và tốc độ xung nhịp vẫn được đảm bảo ở mức cao.
CPU có xung nhịp cao có tốt hơn Virtual Production ?
Hiện tại thì tốc độ xung nhịp cao hoàn toàn không có tác động gì quá nhiều trong Unreal Engine, nhưng với một số tác vụ về Modeling hoặc vẽ vời về giao diện trong quá trình sản xuất Virtual Production vẫn cần xung nhịp đơn nhân cao nên có thể một số người dùng sẽ cần cân bằng giữ hiệu năng và xung nhịp.
2 - GPU (CARD ĐỒ HỌA)
GPU sẽ chịu trách nhiệm chính về số lượng model, texture và hiệu ứng được hiển thị lên màn hình LED cũng như FPS của video được chiếu lên màn LED . Ngoài ra Unreal Engine còn cho phép GPU sử dụng thêm tính năng Light Baking.

CPU nào là tốt nhất cho Virtual Production ?
Hiện tại GPU mạnh nhất sẽ là RTX A6000 ADA và RTX 5090 32GB . Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 mẫu VGA này là dung lượng VRAM, VRAM ECC và Sync, Nếu xét theo vấn đề hiệu năng thì RTX A6000 ADA tốt hơn hẳn vì có VRAM ECC lớn nhưng bù lại RTX 5090 cũng có điểm mạnh của mình khi có giá thành rẻ hơn khá nhiều và lại có nhiệu năng 3D thuần tốt hơn cả RTX A6000ADA.Cụ thể là nếu bạn đang làm việc với một LED WALL lớn độ chi tiết cao và chuyển động hiệu ứng nặng để làm 1 background quay phim, hoặc quay quảng cáo bạn sẽ cần tới RTX A6000ADA vì lượng VRAM lớn của nó và công nghệ Quadro Sync. Nhưng đối với các tác vụ đơn giản hơn ví dụ như quay Phông Xanh, sử dụng ít kỹ xảo hơn RTX 5090 là một lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều về mặt kinh tế trong khi hiệu năng làm việc vẫn đáp ứng đầy đủ.
Virtual Production cần bao nhiêu VRAM ?
Sẽ tùy thuộc vào độ phức tạp của Project bạn đang làm việc hoặc độ phân giải mà bạn sẽ hiển thị nhưng PC79 có thể gợi ý cho các bạn như sau : Nếu bạn làm việc với Motion Capture hoặc Quay phông xanh bạn có thể cần lượng VRAM từ 10-16GB. Còn nếu bạn làm Production với LED WALL bạn có thể cần lượng VRAM tối thiểu là 24GB-48GB hoặc nhiều hơn nữa tùy vào khối lượng công việc của bạn.
Virtual Production có cần nhiều GPU không ?
Trước đây thì có thể SLI hoặc NVLink nhiều GPU trong Unreal Engine để mỗi GPU thực hiện việc hiển thị 1 khối LED WALL khác nhau hoặc GPU Lightmass trong Unreal Engine cũng hỗ trợ việc sử dụng nhiều GPU nhưng đến hiện tại có thông tin rằng NVIDIA đã khai tử công nghệ SLI và NVLink nên không rõ rằng liệu còn thực hiện được hay không.
Virtual Production hoạt động tốt hơn trên NVIDIA hay AMD ?
NVIDIA có công nghệ Raytracing vượt trội hơn AMD rất nhiều, Nếu bạn cần một GPU có thể sync các khối LED WALL lại để có thể quay chụp trên đó thì chỉ NVIDIA mới làm được
Virtual Production có cần GPU Dòng card chuyên nghiệp của NVIDIA hay không ?
Nếu công việc của bạn cần đồng bộ việc render với các nodes khác nhau như LED WALL hoặc Camera vật lý thì Dòng card đồ họa chuyên nghiệp rất cần thiết. Và nhiều khi bạn cũng cần các công nghệ NVIDIA Sync.
3 - RAM (BỘ NHỚ TẠM)
Ram được sử dụng để lưu trữ những ứng dụng hoặc những tác vụ về mô phỏng, lightmass trong Unreal Engine, khi sử dụng hết dung lượng ram nó sẽ bắt đầu sử dụng cả ổ cứng của bạn để lưu trữ và tốc độ truy xuất và băng thông của ổ cứng thì chậm hơn Ram rất nhiều do đó sẽ làm cho thời gian tải sence và tốc độ khung hình trở nên chậm hơn.

Virtual Production cần bao nhiêu RAM ?
Tùy vào quy trình làm việc, khối lượng công việc và nhu cầu của bạn nhưng PC79 khuyến nghị 32GB ram là tối thiểu khi mới tìm hiểu, và với khối lượng công việc lớn cần mở và sử dụng nhiều phần mềm bổ trợ bạn sẽ cần 64GB-128GB và cao hơn thế nữa nếu các dự án đặc biệt lớn và phức tạp.
Công nghệ NVIDIA Quadro Sync II.
MoCap & Artist Workstation
Optimized for motion capture and design
CPU : Core Ultra 9-285K
RAM : 64GB D5
GPU : RTX 5070Ti 16GB / RTX 5080 16GB
Green Screen Workstation
More CPU power for virtual production
CPU : AMD Threadripper 7970X
RAM : 128GB ( 4 x 32GB ) D5
GPU : RTX 5080 16GB
LED Wall Render Node
Built for virtual production studios
CPU : AMD Threadripper 7985WX
RAM : 256GB ( 4 x 32GB ) D5
GPU : RTX 6000 ADA